Hướng dẫn tổ chức thi thử THPT quốc gia năm 2018

Căn cứ nhiệm vụ năm học 2017 – 2018, Sở GDĐT hướng dẫn tổ chức thi thử THPT quốc gia năm 2018 (gọi tắt là kỳ thi), cụ thể như sau:

  1. Mục đích, yêu cầu

1.1. Mục đích:

+ Đánh giá chất lượng dạy học lớp 12, cung cấp thông tin điều chỉnh việc dạy học, quản lí dạy học tại các trường THPT, các đơn vị có học viên GDTX;

+ Giúp học sinh làm quen với bài thi trắc nghiệm khách quan, phiếu trả lời trắc nghiệm và định hướng thi THPT quốc gia năm 2018;

+ Đánh giá năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc định hướng tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp;

1.2. Yêu cầu: Tất cả các khâu tổ chức kỳ thi đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, đánh giá đúng chất lượng dạy và học.

  1. Bài thi và hình thức thi

2.1. Bài thi, nội dung thi:

– Tổ chức thi 05 bài thi, gồm:

+ 03 bài thi độc lập: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.

+ 02 bài thi tổ hợp: Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; viết tắt là KHTN), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân;  viết tắt là KHXH);

Học sinh các trường THPT có thể làm đủ 05 bài thi hoặc làm đủ các bài thi để xét công nhận tốt nghiệp, xét tuyển sinh đại học – cao đẳng. Học viên GDTX không phải làm bài thi Tiếng Anh và bài môn thành phần Giáo dục công dân của bài thi KHXH.

– Nội dung thi trong chương trình lớp 11 và lớp 12 (chủ yếu lớp 12 tính đến ngày 31/3/2018).

2.2. Hình thức thi:

        – Các bài thi Toán, Tiếng Anh và các bài thi tổ hợp: thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (gọi tắt là thi trắc nghiệm).

– Bài thi Ngữ văn: thi theo hình thức tự luận.

 

2.3. Đề thi, thời gian làm bài, điểm bài thi

– Đề thi cho mỗi môn thành phần của bài thi KHTN: Vật lý từ câu 1 đến câu 40, Hóa học từ câu 41 đến câu 80, Sinh học từ câu 81 đến câu 120;

– Đề thi cho mỗi môn thành phần của bài thi KHXH: Lịch sử từ câu 1 đến câu 40, Địa lý từ câu 41 đến câu 80, Giáo dục công dân từ câu 81 đến câu 120;

– Đề thi của bài thi Toán, bài thi Tiếng Anh có 50 câu;

– Đề thi bài thi Ngữ văn có phần Đọc hiểu và phần Làm văn;

– Thời gian làm bài dành cho mỗi môn thành phần của các bài thi Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội: 50 phút. Bài thi Ngữ văn: 120 phút. Bài thi Toán: 90 phút. Bài thi Tiếng Anh: 60 phút.

– Điểm của bài thi tổ hợp là trung bình cộng điểm của các môn thi thành phần, quy về thang điểm 10, làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Điểm của các bài thi độc lập và điểm của từng môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp được quy về thang điểm 10, làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

2.4. Lịch thi: Ngày 19, 20, 21/4/2018, cụ thể:

Ngày Buổi Bài thi/

Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp

Thời gian

làm bài

Giờ

phát đề thi cho thí sinh

Giờ

bắt đầu

làm bài

19/4/2018 SÁNG Ngữ văn 120 phút 07 giờ 30 07 giờ 35
CHIỀU Toán 90 phút 14 giờ 20 14 giờ 30
20/4/2018 SÁNG Bài thi KHTN Vật lí 50 phút 07 giờ 30 07 giờ 35
Hóa học 50 phút 08 giờ 30 08 giờ 35
Sinh học 50 phút 09 giờ 30 09 giờ 35
CHIỀU Tiếng Anh 60 phút 14 giờ 20 14 giờ 30
21/4/2018 SÁNG Bài thi KHXH Lịch sử 50 phút 07 giờ 30 07 giờ 35
Địa lí 50 phút 08 giờ 30 08 giờ 35
Giáo dục công dân 50 phút 09 giờ 30 09 giờ 35 

  1. Tổ chức coi thi, chấm thi

3.1. Thành lập các Ban

– Mỗi đơn vị có thí sinh dự thi thành lập các Ban, gồm: Ban coi thi, Ban chấm thi. Thủ trưởng đơn vị ra Quyết định thành lập Ban trên;

– Việc tổ chức coi thi, chấm thi vận dụng tối đa và phù hợp theo Quy chế thi, nhằm mục đích để thí sinh làm quen với qui trình tham gia dự thi, làm bài thi; CB, GV làm quen với qui trình tham gia coi thi, chấm thi;

– Trưởng Ban coi thi lưu ý việc bố trí thời gian họp Ban coi thi trước mỗi buổi thi để đảm bảo công tác chuẩn bị và phát đề thi đúng giờ.

3.2. Cách đánh số báo danh và xếp phòng thi:  

– Lập danh sách tất cả học sinh dự thi theo thứ tự a, b, c,… của tên học sinh để đánh số báo danh;

– Mỗi học sinh có một số báo danh duy nhất. Số báo danh của học sinh có 06 chữ số được đánh tăng dần, liên tục đến hết số học sinh của Hội đồng thi, đảm bảo trong Hội đồng thi không có học sinh trùng số báo danh.

– Mỗi phòng thi có tối đa 24 học sinh; riêng phòng thi cuối cùng được xếp không quá 28 học sinh;

3.3. Coi thi

Không sử dụng các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân (nếu có) của tất cả những người làm nhiệm vụ;

Quy định giờ phát đề thi cho CBCT, cách đánh số báo danh trong phòng thi; phân công cán bộ coi thi, cán bộ giám sát vận dụng quy chế;

Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất gọi tên thí sinh vào phòng thi, CBCT thứ hai hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định và kiểm tra các vật dụng thí sinh mang vào phòng thi, tuyệt đối không để thí sinh mang vào phòng thi mọi tài liệu và vật dụng cấm. Sau đó, CBCT thứ nhất đi nhận đề thi; CBCT thứ hai ở lại phòng thi và ký tên vào giấy thi, giấy nháp với số lượng vừa đủ và phát cho thí sinh.

Ngay sau khi phát đề cho thí sinh, CBCT yêu cầu thí sinh kiểm tra tình trạng đề thi: nếu thấy đề thi bị thiếu trang hoặc rách, nhòe, mờ, phải lập tức báo cho CBCT để kịp thời xử lý; nếu không phát hiện hoặc để quá sau khi phát đề 10 phút đối với bài thi Toán, Ngoại ngữ, 05 phút đối với bài thi Ngữ văn và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp mới báo cáo thì thí sinh phải tự chịu trách nhiệm. Tất cả những trường hợp phát sinh về đề thi, CBCT phải báo cáo Trưởng Ban Coi thi ngay sau khi phát hiện (qua cán bộ giám sát thi).

– Thí sinh làm bài các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo Lịch thi trên cùng một phiếu TLTN. Hết thời gian làm bài của môn thi thành phần cuối cùng của bài thi tổ hợp, CBCT mới thu Phiếu TLTN.

– Việc phát Phiếu TLTN và hướng dẫn thí sinh điền đủ thông tin vào các mục trên Phiếu TLTN của bài thi tổ hợp được thực hiện tương tự như phát Phiếu TLTN của các bài thi trắc nghiệm khác. Lưu ý: Các môn thi thành phần trong mỗi bài thi tổ hợp có cùng một mã đề thi; thí sinh ghi mã đề thi này trên Phiếu TLTN để theo dõi.

– Đề thi trắc nghiệm được phát theo hàng ngang, lần lượt từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

Sau khi tính giờ làm bài 15 phút, CBCT nộp các đề thi thừa cho cán bộ được Trưởng Ban coi thi phân công.

Cách thu bài thi:

+ Đối với bài thi theo hình thức tự luận: Thu theo từng bài, xếp thành một tập từ số báo danh nhỏ đến số báo danh lớn (số báo danh nhỏ ở trên, số báo danh lớn ở dưới);

+ Đối với thi trắc nghiệm: Thu Phiếu TLTN theo thứ tự tăng dần của số báo danh; số báo danh nhỏ ở trên, số báo danh lớn ở dười;

+ Đối với bài thi tổ hợp, thí sinh làm bài thi trên cùng một Phiếu TLTN. Đề thi các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp được phát lần lượt theo từng môn thi thành phần để thí sinh làm bài trong thời gian quy định; ngay khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần nào thì thu đề thi và giấy nháp của thí sinh thi môn thi đó, đồng thời phát đề thi của môn thi thành phần kế tiếp theo đúng lịch thi đã quy định; thu đề thi của thí sinh thi môn thi thành phần cuối cùng của bài thi tổ hợp và thí sinh nộp lại đề đối với các bài thi độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (nhà trường lưu trữ các đề thi);

+ Không thu Phiếu TLTN trước khi hết giờ làm bài. Khi thu Phiếu TLTN phải kiểm tra việc ghi và tô mã đề thi vào Phiếu TLTN của thí sinh (mã đề thi đã ghi, tô trên Phiếu TLTN và ghi trên Phiếu thu bài thi phải giống với mã đề thi ghi trên tờ đề thi của thí sinh);

+ Bàn giao cho lãnh đạo Hội đồng coi thi: toàn bộ Phiếu TLTN đã được sắp xếp theo số báo danh từ nhỏ đến lớn và một bản Phiếu thu bài thi đã điền mã đề thi có đủ chữ ký thí sinh dự thi và đề thi.

3.4. Chấm thi:

– Các đơn vị có học sinh dự thi tổ chức chấm bài thi tất cả các môn thi (gồm cả bài thi tự luận và bài thi TNKQ).

– Qui trình làm phách bài thi, chấm thi, xử lí kết quả thi do Trưởng Ban chấm thi quy định vận dụng theo Quy chế thi THPT quốc gia hiện hành, đảm bảo khách quan, chính xác. Bài thi môn Toán và các bài thi tổ hợp trên Phiếu trả lời trắc nghiệm nên không làm phách, vì vậy Trưởng Ban chấm thi cần có giải pháp đảm bảo khách quan trong việc chấm thi.

– Sau khi đã lưu các tệp kết quả quét bài thi được xuất ra từ phần mềm chấm trắc nghiệm các đơn vị mới được tiến hành nhập đáp án để chấm thi (file đáp án bản mềm sẽ được gửi theo địa chỉ email các đơn vị).

  1. Chuẩn bị cho công tác coi thi

4.1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

– Tổng hợp số lượng đăng ký dự thi theo từng đơn vị;

– Chịu trách nhiệm: Làm đề thi, in sao đề thi và Phiếu trả lời trắc nghiệm theo số lượng học sinh dự thi của từng đơn vị;

– Giao, nhận đề thi, phiếu trả lời trắc nghiệm: Ngày 18/4/2018 tại đơn vị có thí sinh dự thi.

4.2. Trách nhiệm của đơn vị có thí sinh dự thi

– Tổ chức kỳ thi theo hướng dẫn tại công văn này; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho việc coi thi, chấm thi.

– Tiếp nhận, bảo quản đề thi; tổ chức coi thi, chấm thi, xử lí kết quả thi.

– Căn cứ thực tế tổ chức thi và kết quả thi, các đơn vị có giải pháp chuẩn bị tốt nhất cho kì thi chính thức.

– Giấy thi, giấy nháp do các đơn vị có học sinh dự thi chịu trách nhiệm (tham khảo mẫu gửi kèm). Không được thu tiền của học sinh.

– Báo cáo theo mẫu đính kèm (gồm báo cáo công tác tổ chức thi và kết quả thi); thời hạn: trước ngày 28/4/2018.

   Địa chỉ nhận đăng ký, báo cáo: Phòng Khảo thí và Kiểm định CLGD, Sở GDĐT (Email: phongktkd.sohungyen@moet.edu.vn);

Trên đây là hướng dẫn thi thử THPT quốc gia năm 2018. Thủ trưởng các đơn vị có thí sinh dự thi triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị liên hệ Phòng Khảo thí và Kiểm định CLGD (ĐT: 03213.559.016 hoặc 0912.936.878) để phối hợp giải quyết.

 

Tin Liên Quan