Mễ Sở

MỄ SỞ

Làng có truyền thống khoa cử

 

Xã Mễ Sở nằm ở phía Nam của huyện Văn Giang, thuộc tả ngạn sông Hồng, xã gồm có 6 thôn(Mễ Sở, Phú Thị, Hoàng Trạch, Đồng Quê và Nhạn Tháp)

Mễ Sở nổi tiếng là nơi địa linh nhân kiệt, vùng đất cổ từ thời vua Hùng lập nước. Năm 548, Triệu Quang Phục đã biến nơi đây thành nơi tập kích đánh giặc và chém tướng Dương Sàn (tướng của nhà Lương).

 Đến thế kỷ XIII, Mễ Sở vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến đánh giặc Mông- Nguyên, nhân dân có công lớn được vua Trần Nhân Tông đặt tên là Mễ Sở để ghi nhớ nơi đây là kho lương của quân đội nhà Trần. Cuối thế kỷ XIX, đây cũng là một trong những trung tâm kháng chiến chống Pháp.

Là vùng quê trù phú, Mễ Sở từ lâu đã nổi tiếng với cam canh quất cảnh, ẩm thực như bánh cuốn, và một quần thể di tích lịch sử như Chùa Mễ Sở nổi tiếng với pho tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.

 Đặc biệt nơi đây nổi tiếng với truyền thống hiếu học, khoa bảng, nhà văn hóa lỗi lạc của huyện Văn Giang nói riêng tỉnh Hưng Yên nói chung. Như nhà thơ-kiến trúc Chu Mạnh Trinh(ông đỗ Tiến sỹ năm 1892); nhà giáo Dương Quảng Hàm, hiệu là Hải Lượng; Dương Bá Trạc hiệu là Tuyết Huy ông đỗ cử nhân năm 1900; liệt sỹ nhà báo, nhà văn Dương Thị Xuân Quý; nghệ sỹ Dương Bích Liên một trong nhóm tứ kiệt của làng hội họa Việt Nam(Nghiêm, Liên, Sáng, Phái); nghệ sỹ diễn viên tài hoa Nguyễn Anh Dũng….v.

Ngoài các danh nhân xưa ngày nay với truyền thống hiếu học khoa Bảng đã lập lên những dòng học, quỹ khuyến học để khuyến khích động viên tới các em có thành tích cao trong học tập, khuyến khích con em hăng say học tập, chiếm lĩnh tri thức.như dòng học Dương, họ Nguyễn, họ Lê.

Truyền thống hiếu học được tiếp nối thế hệ trẻ ngày nay của Mễ Sở luôn được vun đắp như vượt khó vươn lên học tập, làm giàu quê hương bằng bàn tay khối óc, cần cù, năng động, xây dựng quê hương ngày một sầm uất thịnh vượng.

Mễ Sở là đơn vị  vinh dự 2 lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang trong kháng chiến và thời kỳ đổi mới. Là một trong 20 xã của tỉnh Hưng Yên thí điểm đạt Nông thôn mới giai đoạn 2011-2013.                                                                                                        

 

Tin Liên Quan