Bài viết giải thích một số hiện tượng hóa học trong thực tiễn

Bài viết giải thích một số hiện tượng hóa học trong thực tiễn

 

 1. Nước đá khô là gì ?

Nước đá khô (hay còn gọi là tuyết cacbonic) được điều chế từ khí CO hoặc CO hoá lỏng. Đây các tác nhân lạnh ở thể rắn cung cấp lạnh cho nơi tiêu thụ lạnh bằng các biến đổi trạng thái: đá khô thăng hoa thành hơi, không qua trạng thái lỏng.

CO2 hoá lỏng, đặc biệt là nước đá khô (không độc hại), được ứng dụng thích hợp để bảo quản những sản phẩm kỵ ẩm và dùng làm lạnh đông thực phẩm. Dùng đá khô để làm lạnh và bảo quản gián tiếp các sản phẩm có bao gói nhưng có thể dùng làm lạnh và bảo quản trực tiếp. Chính chất tác nhân lạnh này (CO2) đã làm ức chế sự sống của vi sinh vật, giữa được vị ngọt – màu sắc cho hoa quả. Đồng thời hạn chế được tổn hao khối lượng tự nhiên của sản phẩm do sự bay hơi từ bề mặt sản phẩm và các quá trình lên men, phân huỷ.

  1. Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ 

Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời mưa trong không khí có COtạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những giọt mưa  rơi xuống sẽ bào mòn đá thành những hình dạng đa dạng:

                                    CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

    Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO3)2 ở đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:

                            Ca(HCO3)2 →  CaCO3 + CO2 + H2O

    Như vậy lớp CaCOdần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những  hình thù đa dạng.

  1. Vì sao nước mắt lại mặn?

Giải thích: Nước mắt mặn là vì trong một lít nước mắt có 6g muối. Nước mắt sinh ra từ tuyến lệ nằm ở phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt thu nhận được muối từ máu (trong 1 lít máu có 9g muối). Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu, làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt.

  1. “Hiệu ứng nhà kính” là gì ?

Khí cacbonic CO2 trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần những tia hồng ngoại ( tức là những bức xạ nhiệt) của Mặt Trời và để cho những tia có bước sóng từ 50000 đến 100000 Å đi qua dễ dàng đến mặt đất. Nhưng những bức xạ nhiệt phát ra ngược lại từ mặt đất có bước sóng trên 140000 Aobị khí CO2 hấp thụ mạnh và phát trở lại Trái Đất làm cho Trái Đất ấm lên. Theo tính toán của các nhà khoa học thì nếu hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi so với hiện tại thì nhiệt độ ở mặt đất tăng lên 4oC.

Về mặt hấp thụ bức xạ, lớp CO2 ở trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh của các nhà kính dùng để trồng cây, trồng hoa ở xứ lạnh. Do đó hiện tượng làm cho Trái Đất ấm lên bởi khí CO2được gọi là hiệu ứng nhà kính.

  1. Vì sao nên bôi nước vôi vào vết côn trùng đốt ?

Trong nộc độc của một số côn trùng như: ong, kiến, muỗi… có chứa một lượng a xit fomic  gây bỏng da và đồng thời gây rát , ngứa. Ngoài ra, trong nọc độc ong còn có cả HCl, H3PO4, cholin… nên khi bị ong đốt, da sẽ phồng rộp lên  và rất rát. Người ta vội lấy nước vôi trong hay dung dịch xút để  bôi vào vết côn trùng đốt. Khi đó xảy ra phản ứng trung hoà làm cho vết phồng xẹp xuống và không còn cảm giác rát ngứa.

  1. Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào có màu đỏ?

có một số hợp chất  hoá học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho dung dịch thay đổi màu 
khi độ axit thay đổi. Trong rau muống ( và vài loại rau muống khác) có chất chỉ thị màu 
này. Trong chanh có chứa 7%  axit xitric. vắt chanh vào nước rau làm thay đổi axit, do đó 
làm thay đổi màu nước rau. Khi chưa vắt chan, nước rau muống có màu xanh lét là chứa 
chất kiềm canxi.

 

 

                                                                                                                         Nguồn sưu tầm

 

 

                                                                                                                      Nguyễn Trung Dũng

Tin Liên Quan